x
Đăng Ký Thành Viên!

x
Khôi Phục Lại Mật Khẩu!
0
MÀN HÌNH LED NGOÀI TRỜI

Bộ xử lý hình ảnh dùng chuẩn Video input/output nào

  • 08-05-2020 15:50
  • Bộ Xử Lý Hình Ảnh cần các chuẩn video input/output để nhận dữ liệu hình ảnh vào và xuất hình ảnh ra. Các chuẩn thường thấy là VGA-DVI-HDMI-SDI

    Các ngõ video input/output là các chuẩn kết nối tín hiệu được dùng cho các cổng kết nối trên Bộ xử lý hình ảnh màn hình LED. Có chức năng chính là giao tiếp, và truyền dữ liệu hình ảnh giữa Bộ xử lý hình ảnh với các thiết bị khác như máy tính/laptop (cổng input), Card Màn Hình (cổng output).

    Video input / Video output

    • ngõ Video input trong video processor là các chuẩn kết nối giúp truyền dữ liệu từ Laptop/Máy tính vào Bộ xử lý hình ảnh để chỉnh sửa hình ảnh cuối cùng trước khi xuất hình ảnh ra

    • ngõ Video output trong video processor là các chuẩn kết nối giúp truyền dữ liệu từ Bộ xử lý hình ảnh đến các Card màn hình để hiển thị hình ảnh đã được xử lý lên thiết bị hiển thị như Màn hình LED

    Các chuẩn kết nối tín hiệu video

    Có nhiều chuẩn kết nối tín hiệu hình ảnh tương ứng với nhiều khả năng truyền tải hình ảnh khác nhau. Dưới đây là các chuẩn kết nối thường dùng cho Bộ xử lý hình ảnh màn hình LED được phân loại theo 2 nhóm chính

    Sau đây, Hoàng Sa Việt sẽ giới thiệu đến quý khách hàng những chuẩn kết nối được sử dụng trên bộ xử lý hình ảnh màn hình LED

    Chuẩn VGA (Video Graphics Array)

    Cổng VGA thường được tìm thấy trên máy tính, máy chiếu, video card và trên các TV hỗ trợ độ phân giải cao. VGA (viết tắt của Video Graphics Array) là một chuẩn hiển thị được giới thiệu năm 1987 từ hãng IBM. Nó dùng để hỗ trợ việc kết nối từ laptop hoặc máy tính tới các thiết bị xử lý hình ảnh hoặc các thiết bị trình chiếu (máy chiếu, màn hình ngoài...) thông qua dây cáp.

    VGA là một cổng D-sub bao gồm 15 chân kết nối được xếp theo 3 hàng. Đầu nối của cổng VGA được gọi là DE-15, hỗ trợ nhiều chuẩn độ phân giải 640x400px, 1280x1024px, hiện nay có thể lên đến 1920x1080 px (FullHD), 2048x1536px

    VGA hoangsaviet.com

    Cổng kết nối chuẩn VGA (Nguồn: Internet)

    Chuẩn S-Video (Separate Video connector)

    Cổng kết nối S-Video cũng là một cổng kết nối hình ảnh (không có âm thanh đi kèm) nhưng có khả năng truyền tải những tín hiệu về hình ảnh, màu sắc và các khoảng sáng - tối riêng lẽ bằng cách sử dụng hai dây dẫn, một dây truyền hình ảnh, một dây khác truyền màu sắc. Do đó, các tín hiệu hình ảnh tivi nhận được có chất lượng tương đương với DVD hoặc nhỉnh hơn một chút

    S-Video

    Cáp kết nối chuẩn S-Video (Nguồn: Internet)

    Chuẩn DVI (Digital Video Interface)

    Đối với các thiết bị điện tử, DVI (cổng DVI) là cổng truyền tín hiệu video (digital) trực tiếp đến màn hình trên một kết nối duy nhất mà không cần phải chuyển về tín hiệu tương tự (analog) như trước đây.

    DVI cũng có thể hiểu theo một cách khác (định nghĩa theo kỹ thuật), DVI là giao diện hiển thị video, là một loại kết nối màn hình phổ biến trên máy tính hiện nay.

    DVI hoangsaviet.com

    Dây cáp kết nối chuẩn DVI (Digital Video Interface) (Nguồn: Internet)

    DVI được phát triển bởi Video Electronics Standards Association (VESA). Hiện nay, cổng DVI cũng được sử dụng rất phổ biến ở các hãng sản xuất card đồ họa và màn hình LCD. Trên nhiều thiết bị, DVI được sử dụng như cổng giao tiếp thứ 2 hoặc thay thế luôn cho chuẩn Plug & Display trước đây.

    Các loại cổng kết nối DVI chính

    Có 3 loại cổng kết nối DVI chính và có 2 kiểu truyền tín hiệu khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các loại cổng kết nối và các kiểu truyền tín hiệu chính

    1. DVI-D (DVI Digital)

    DVI-D: Chỉ có tín hiệu D (tín hiệu Digital) – Hình ảnh Digital trung thực.

    DVI-D được dùng để nối trực tiếp giữa nguồn video và màn hình. Kiểu kết nối này được thực hiện nhanh, cho chất lượng hình ảnh tốt hơn VGA nhờ loại bỏ được giai đoạn chuyển đổi tín hiệu tương tự, từ đó giúp chất lượng hình ảnh được cải thiện.

    Công kết nối DVI-D (Nguồn: Internet)

    2. DVI-A (DVI Analog)

    DVI-A: Chỉ có tín hiệu A (tín hiệu Analog) – Hình ảnh Analog với độ phân giải cao.

    DVI-A được dùng để kết nối tín hiệu đến màn hình analog (màn hình CRT hay LCD giá thành thấp). Ngoài ra, chuẩn kết nối DVI-A này cũng được sử dụng phổ biến trên các thiết bị hỗ trợ ngõ VGA (vì DVI-A và VGA tương tự nhau).

    Do DVI-A có thể gây thất thoát khi truyền tải, nên trong quá trình chuyển đổi từ tín hiệu số sang tín hiệu tương tự, nên tín hiệu số luôn được khuyên sử dụng nhiều hơn.

    Công kết nối DVI-A (Nguồn: Internet)

    3. DVI-I (DVI Integrated)

    DVI-I có cả 2 tín hiệu Analog và Digital – Hình ảnh vừa sắc nét, trung thực vừa có độ phân giải cao.

    DVI-I còn được gọi là cổng kết nối DVI tích hợp (cáp DVI tích hợp) vì nó vừa có khả năng truyền cả 2 loại tín hiệu Digital và Analog:

    • Digital to Digital
    • Analog to Analog

    Vì DVI-A và DVI-D không thể trực tiếp truyền tải cho nhau, nên DVI-I sẽ giúp chúng ta linh hoạt hơn trong từng tình huống

    DVI-I

    Cổng kết nối DVI Single link (Trái) và Dual link (Phải) (Nguồn: Internet)

    4. Single-Link và Dual-Link

    Như đã nói ở trên, Single-Link và Dual-Link là 2 cách truyền tải dữ liệu mà mỗi cổng kết nối DVI sử dụng. Về cơ bản, 2 cách truyền tải này hoàn toàn giống nhau, khác biệt duy nhất là:

    • Single-Link sử dụng 01 bộ phát TMDS 165MHz và có thể cho hình ảnh với chất lượng độ phân giải 1920×1200
    • Dual-Link sử dụng 02 bộ phát TMDS 165MHz và có thể cho hình ảnh với chất lượng độ phân giải 2560×1600

    Chuẩn HDMI (High-Definition Multimedia Interface)

    HDMI nghĩa là giao diện đa phương tiện có độ phân giải cao. HDMI là giao diện kỹ thuật số để kết nối các thiết bị có độ nét cao và siêu nét như màn hình máy tính, HDTV, đầu đĩa Blu-Ray, các thiết bị chơi game hay máy ảnh độ nét cao, v.v.

    Đầu cáp HDMI được cấu tạo bao gồm 19 chân, mỗi chân đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau và trong quá trình truyền dữ liệu thì sẽ phải tuân thủ theo nguyên tắc nhất định. Cáp HDMI thường được hỗ trợ chất lượng âm thanh chuẩn của phòng thu, nên người dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng nó để chuyển sang một thiết bị khác. Phiên bản HDMI mới nhất, tức là HDMI 2.0 có thể mang tín hiệu video kỹ thuật số có độ phân giải lên đến 4096 × 2160 và 32 kênh âm thanh. Ngoài ra, HDMI có thể được sử dụng để truyền tải tín hiệu video không nén và tín hiệu âm thanh cả nén hoặc không nén.

    HDMI 1.4 và HDMI 2.0

    Cáp kết nối chuẩn HDMI 1.4 và HDMI 2.0 (Nguồn: Internet)

    HDMI lần đầu tiên được giới thiệu (phiên bản 1.0) vào năm 2002 nhằm thay thế cho chuẩn SCART đã cũ kĩ ở thời điểm đó. Tiếp theo là các phiên bản HDMI 1.1, HDMI 1.2, HDMI 1.3 và HDMI 1.3a có các tính năng gần giống nhau, chỉ khác là khả năng cải tiến video và âm thanh. Phải tới phiên bản HDMI 1.4 (ra mắt 2009) mới thay đổi được nhịp điệu và mở đường cho sự phổ thông hoá của chuẩn HDMI trong tương lai sau này. Với những người đang sử dụng TV Full HD 1080p hoặc màn hình PC tương tự, rất có thể họ cũng đang sử dụng cổng kết nối HDMI 1.4.

    Năm 2013, với sự nổi lên của công nghệ màn hình 4K UltraHD (độ phân giải gấp 4 lần Full HD) thì HDMI 2.0 cũng chính thức xuất hiện với mục tiêu chạy mọi nội dung 4K ở tốc độ khung hình 50-60Hz, hơn nữa nó cũng hỗ trợ tất cả các thiết bị cũ dùng chuẩn HDMI 1.4

    HDMI 1.4 - 2.0 hoangsaviet.com

    Các chuẩn HDMI theo thời gian (Nguồn: Internet)

    Chuẩn SDI (Serial Digital Interface)

    SDI là từ viết tắt của Serial Digital Interface là giao diện video kỹ thuật số. Đây là một chuẩn video được Hiệp hội kỹ sư Điện ảnh và Truyền hình SMPTE nghiên cứu và phát triển. Tên gọi SDI là tên gọi chung của các chuẩn video số. Cho đến bây giờ đã có nhiều chuẩn video số được giới thiệu và ứng dụng trong cuộc sống như ITU-R, BT.656, SMPTE 259M, SMPTE292 (HD-SDI)

    Cùng là chuẩn video tín hiệu số cho định dạng hình ảnh HD nhưng khác với chuẩn HDMI hay được tích hợp vào các thiết bị điện tử gia đình thì SDI chỉ được sử dụng trong các loại thiết bị video chuyên nghiệp.

    SDI

    Cổng kết nối chuẩn SDI (Nguồn: Internet)

    Những chuẩn video số SDI này được sử dụng để truyền tín hiệu video không nén hoặc mã hóa tín hiệu video số (có thể bao gồm cả việc nhúng âm thanh và mã thời gian) ở đài truyền hình, hoặc đóng gói dữ liệu. SDI sử dụng cáp đồng trục (kết nối BNC) với đường truyền thường kéo dài không quá 300m, còn với cáp quang, đường truyền chỉ bị giới hạn bởi độ dài sợi cáp quang và các bộ Repeater.

    Trên đây là những chuẩn kết nối video input / video output được sử dụng trên những Bộ xử lý hình ảnh màn hình LED. Hoàng Sa Việt hân hạnh là nhà cung cấp uy tín hàng đầu Bộ xử lý hình ảnh màn hình LED trên thị trường hiện nay.

    sản phẩm gợi ý

      Bài viết cùng chuyên mục

    • So Sánh Công Nghệ LED Và LCD
    • 08-05-2020 15:50

      So Sánh Công Nghệ LED Và LCD

      Ưu nhược điểm của 2 kiểu công nghệ LED và LCD. Lựa chọn sản phẩm loại công nghệ nào là phù hợp?

    0914.160.022